Gà bị liệt chân là một căn bệnh không phải hiếm gặp ở gà. Do đó người chăn nuôi cần bổ sung kiến thức này ngay để biết cách chữa trị khi đàn gà nhà mình mắc phải. Những nội dung sau đây sẽ giúp ích cho anh em nắm rõ được căn bệnh này.
Gà bị liệt chân là bệnh gì?
Gà bị liệt chân là căn bệnh mà nhiều người chơi lo lắng khi đàn gà nhà mình gặp phải. Khi đàn có biểu hiện bệnh khá dễ nhìn ra được cho nên người chăn nuôi theo dõi kịp thời là sẽ dễ dàng trị khỏi bệnh cho chúng ngay cho nên tỷ lệ chết đàn không cao. Do đó anh em chăn nuôi không cần phải quá lo lắng.
Thường thì gà mắc bệnh liệt chân dẫn tới việc đi lại khó khăn hơn. Từ đó kéo theo những việc như ăn uống khó khăn, tiêu chảy, sụt cân, sức khỏe yếu và tình huống xấu nhất là gà bị chết.
Những con còn sống thì làm cho chất lượng thịt gà bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy ngay quá trình chăn nuôi thì anh em cần chú ý tới vệ sinh và chế độ dinh dưỡng của đàn sao cho hiệu quả.
Dấu hiệu gà bị liệt chân
Dấu hiệu gà bị liệt chân khá dễ quan sát và không bị nhầm lẫn với bất kỳ căn bệnh nào khác ở gà. Nếu gà bị mắc bẩm sinh thì bạn sẽ quan sát thấy phần chân co quắp, không thể duỗi thẳng ra di chuyển được. Gà sau khi đi đá về chỉ nằm mà không chiu đứng dậy ăn cũng có thể là dấu hiệu của việc liệt chân.
Biểu hiện liệt dễ dàng thấy nhất là ngón chân co quắp vào nhau. Hai chân không thể dựng đứng mà bị cong như gãy. Với một số gà thì chân trước với chân sau theo hai hướng ngược nhau. Do vậy mà gà hoàn toàn không thể đứng lên di chuyển như bình thường được dẫn tới việc ăn uống, vệ sinh bị suy giảm.
Một số bệnh thường găp ở gà cần biết:
Gà bị chướng diều, điều trị đầy hơi ăn không tiêu
Gà bị tiêu chảy nặng uống thuốc gì? Cách phòng ngừa
Những giai đoạn dễ bị liệt chân
Trong quá trình sinh trưởng của gà thì người chăn nuôi cần chú ý tới hai giai đoạn sau để phòng tránh bệnh cho gà một cách hiệu quả. Đó là giai đoạn từ 4 tới 8 tuần tuổi và giai đoạn nữa là từ 4 cho tới 8 tháng tuổi. Ở hai giai đoạn này có thể sẽ xuất hiện những căn bệnh cấp và mãn tính mà bạn cần biết để theo dõi.
Gà trong khoảng từ 4 tới 8 tuần tuổi
Ở trong giai đoạn này cơ thể gà còn khá yếu và đang trong quá trình xây dựng sức đề kháng cho nên rất dễ mắc phải bệnh. Thường thì mức độ nhiễm bệnh rơi ở mức cấp tính cho nên người chăn nuôi cần chú ý ở giai đoạn phát triển này nhé.
Gà trong khoảng từ 4 tới 8 tháng tuổi
Gà ở độ tuổi từ 4 cho tới 8 tháng là giai đoạn trưởng thành. Chúng đã có sức đề kháng, chống chịu bệnh tật tốt hơn rất nhiều cho nên nếu như mắc bệnh thì chỉ nằm ở mức nhẹ. Nếu mắc phải bệnh thì gà sẽ bị liệt dần và bạn sẽ chữa trị kịp thời được nên không ảnh hưởng tới tính mạng của chúng.
Nguyên nhân gà bị liệt chân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gà bị bệnh liệt chân mà người nuôi cần nắm bắt. Việc nhìn ra căn bệnh do nguyên nhân nào thì sẽ có cách điều trị nó được hiệu quả hơn. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp ở gà.
Bị liệt do thiếu canxi
Ở trường hợp này gà còn nhỏ cho nên việc cung cấp thức ăn và dinh dưỡng chưa được đầy đủ dẫn tới thiếu chất. Đàn gà thường mắc bệnh ở khoảng tuổi từ 15 cho tới 30 ngày tuổi. Hơn nữa ở độ tuổi này sau khi mắc bệnh thì cũng khó để cung cấp bổ sung chất dinh dưỡng cho gà phục hồi lại ngay.
Một số nguyên nhân xuất phát do cách chăn nuôi của chủ đàn gà. Cụ thể hơn là ở trong khẩu phần thức ăn sử dụng chủ yếu là các loại thực phẩm tăng trọng làm cho hàm lượng canxi bị thiếu hụt nghiêm trọng. Điều đó làm gà tăng cân nhanh nhưng đổi lại thì cơ thể sẽ yếu vì hệ xương ít phát triển.
Vậy để giảm thiểu điều này xảy ra thì bạn cần bổ sung khoáng chất vào trong khẩu phần ăn. Lượng dinh dưỡng cần cho vào là canxi và vitamin D3. Có nhiều kiểu canxi mà bạn có thể bổ sung vào lượng thức ăn mỗi ngày một ít đá vôi. Đá vôi thường được dùng ở dạng bột để dễ hấp thu và tiêu hóa.
Bị liệt do thiếu Mn
Một số trường hợp bại liệt ở gà nhưng chân không bị teo lại gây co quắp mà chúng ta thấy chân sẽ bị sưng to ra. Một số khác biểu hiện chân ngắn dẫn tới biến dạng phần khớp và các ngón. Biểu hiện này khá rõ ràng cho nên bạn sẽ dễ dàng nhìn ra khi gà mắc bệnh.
Với nguyên nhân nói trên thì người chăn nuôi cần bổ sung ngay lượng mangan vào thức ăn. Trong quá trình đó nên thêm cả Canxi và Photpho để cho quá trình hấp thu được đầy đủ và ngăn ngừa căn bệnh liệt ở chân gà.
Bị liệt do viêm da
Quá trình gà bị viêm da mà người nuôi không chú ý kịp thời thì sẽ dẫn tới các tổn thương lâu dài vào thịt bên trong. Trường hợp xấu hơn là khu vực tổn thương bị hoại tử dẫn tới ăn sâu vào bên trong gây liệt chân gà.
Để chữa trị thì người chăn nuôi nên thêm vào lượng biotin cho phù hợp. Và đặc biệt là cần phải vệ sinh dọn dẹp chuồng trại định kỳ, tránh sự sinh sôi của những vi khuẩn gây hại.
Bị liệt do Marek
Căn bệnh Marek là một trong số những nguyên nhân gây nên căn bệnh liệt chân ở gà. Trường hợp này thường diễn ra ở gà trưởng thành ở độ tuổi từ 4 cho tới 7 tháng tuổi. Nếu như mắc phải bệnh trên thì sẽ dẫn tới những hệ lụy chân không đều, thời gian sau chúng sẽ bị liệt dần.
Căn bệnh gà bị liệt chân này cũng dễ lây cho nên khi phát hiện ra bạn nên tách đàn nhanh chóng để tránh ảnh hưởng những con gà khác. Sau khi chia gà ra thì nên dọn dẹp chuồng trại ngay bằng các dung dịch sát khuẩn rồi mới cho chúng ở trở lại.
Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cũng là điều cần thiết ngay lúc này. Do đó nếu như người chăn nuôi lo lắng về căn bệnh thì nên có biện pháp tiêm ngừa sớm hơn nhé.
Bị liệt do ấp trứng
Một số gà mái ấp trứng quá lâu dẫn tới bị liệt chân. Nguyên nhân là trong quá trình ấp thì gà không được cung cấp đủ các dưỡng chất và nó không di chuyển nhiều cho nên dẫn tới việc bị tiêu biến các cơ bắp của chân.
Tuy nhiên trường hợp này chỉ gây liệt tạm thời và gây ăn uống khó khăn cho gà trong một khoảng thời gian. Vì vậy khi gà ấp bạn cần chú ý việc di chuyển của chúng, nên cho gà ra ngoài đi lại ăn uống rồi hãy cho chúng về lại ổ tiếp tục quá trình ấp nở gà con.
Cách chữa trị – Gà bị liệt chân cho uống thuốc gì?
Cách chữa trị gà bị liệt chân nhanh nhất là sử dụng kháng sinh để ức chế kịp thời căn bệnh diễn biến nặng hơn. Theo kinh nghiệm của những người chăn nuôi trong ngành thì việc chữa trị thực hiện các loại khoáng và thuốc có tên sau: Premix khoáng, Vitamin A, D, E, C, Amox, Flor.
Sau khi dùng thuốc điều trị thì cho gà kết hợp với các chất điện giải để chúng bớt nóng cơ thể và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra các loại thuốc giải độc sẽ giúp cơ thể gà được trở lại bình thường nhanh chóng hơn sau 10 cho tới 15 ngày.
Phòng ngừa gà bị liệt 1 chân hoặc 2 chân
Để phòng ngừa căn bệnh này thì điều quan trọng nhất là người chăn nuôi phải chú ý vệ sinh chuồng trại cho đàn sao cho hiệu quả. Tránh để những vi khuẩn tích tụ lâu này gây ảnh hưởng tới da chân. Các loại vôi khử khuẩn, xử lý môi trường được các quầy thú y bày bán khá nhiều để cho bạn tham khảo.
Thường xuyên kết hợp những loại thuốc bổ vào khẩu phần ăn của gà để nâng cao sức đề kháng mỗi ngày nhé. Trường hợp nếu đàn bị lâu bớt thì bạn có thể tới quầy thú y gần nhất để nghe những tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Gà bị liệt chân có ăn được không?
Không chỉ riêng triệu chứng gà bị liệt chân, mà tất cả các triệu chứng của gà được nghi là nhiễm bệnh tuyệt đối không được sử dụng. Đừng vì một chút tiếc nuối hoặc lợi nhuận mà gây hại cho bản thân chúng ta và những người khác.
Những di chứng và hậu quả khá lớn nếu như các bạn vô tình hoặc ỉ lại khi sử dụng những con gà bị nhiễm bệnh. Những gì các bạn cần là hãy thận trọng và đừng quá tiếc nuối kẻo phải hối hận.
Lời kết
Những nguyên nhân về bệnh gà bị liệt chân nói trên là những trường hợp hay gặp nhất. Mong rằng anh em chăn nuôi đã có kiến thức về căn bệnh và biết cách chữa trị phù hợp. Những căn bệnh khác về gà cũng sẽ được cập nhật đầy đủ trong trang web của SV138 vì vậy bạn đọc nên ghé thăm và tham khảo thường xuyên nhé.