Gà bị chướng diều là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa khiến cho anh em sư kê khá quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp cho anh em hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp này một cách chi tiết nhất về nguyên nhân và cách chữa trị nó.
Gà bị chướng diều là bệnh gì?
Ngày nay gà bị chướng diều là một vấn đề hay gặp phải bởi lẽ có nhiều nguồn thức ăn khác nhau trên thị trường khiến cho người chăn nuôi không hiểu rõ.

Không chỉ đối với các trang trại gà nuôi lấy thịt, lấy trứng mà gà đá cũng có biểu hiện bệnh tương tự. Điều này đã làm cho các anh em sư kê lo lắng và tìm cách chữa trị trên nhiều diễn đàn chăn nuôi gà.
Căn bệnh trên có nhiều diễn biến khác nhau, tuy diễn biến không quá nặng nhưng lại dễ gây ra những căn bệnh khác đi kèm. Để lâu dài nếu như không có phương pháp chữa trị hợp lý thì cũng có thể gây ra tử vong ở những con mắc bệnh.
Do đó người nuôi cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của gà để nắm bắt được nếu như đàn có gà mắc bệnh.
Dấu hiệu gà bị chướng bụng dễ nhận biết nhất
Việc gà bị chướng bụng rất dễ quan sát thấy khi bạn nhìn vào phần diều dưới cổ gà. Khi gà ăn no phần diều sẽ căng ra tuy nhiên không căng quá lâu. Khi gà có diều căng lên nhiều hơn so với bình thường và chúng trở nên cứng hơn hoặc mềm nhũn thì cũng có thể là có những dấu hiệu của bệnh.

Với các biểu hiện như trên sẽ đi kèm việc biếng ăn, lâu dần cơ thể trở nên yếu ớt, đi đứng loạng choạng. Anh em sư kê cần chú ý tới điều này ngay vì sức khỏe gà đá nếu như mắc bệnh sẽ suy giảm nhanh chóng, ảnh hưởng tới khả năng đá của chúng sau này.
Để phán đoán chính xác hơn thì người chăn nuôi có thể kết hợp quan sát màu phân của gà. Ở trường hợp này nếu gà mắc các bệnh về tiêu hóa sẽ có sự thay đổi về màu phân. Nếu gà không đi phân thì hãy quan sát các mảng bám trong khu vực miệng nữa nhé.
Một số bệnh thường gặp ở gà:
Gà bị tiêu chảy nặng uống thuốc gì? Cách phòng ngừa
Gà bị rắn cắn có ăn được không? Xử lý thế nào?
Những nguyên nhân gây bệnh gà bị chướng diều ăn không tiêu
Có nhiều nguyên nhân gây ra việc gà bị chướng diều đơn lẻ hoặc cả đàn. Phần lớn nguyên nhân chính do các vấn đề tiêu hóa bên trong gà và nó xuất phát từ nguồn thức ăn trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Một số nguyên nhân khác do gà bị bệnh kéo theo việc ăn uống không thể tiêu hóa ngay được. Dưới đây là những nguyên nhân hay gặp nhất mà bà con chăn nuôi nên nắm.
Gà bị chướng diều do tiêu hóa quá nhiều chất xơ
Chất xơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng mà người chăn nuôi cần bổ sung cho gà. Việc cung cấp chất xơ giúp cho quá trình tiêu hóa các nguồn dinh dưỡng tốt hơn, tuy nhiên nếu quá nhiều thì sẽ dẫn tới việc dư thừa không thể tiêu hóa được hết gây nên những tắc nghẽn cho gà.

Việc tắc nghẽn gây nên những khó khăn trong việc tiêu hóa các thức ăn khác và dẫn tới gây không tiêu cục bộ. Những phần chất xơ này sẽ bị vón lại ngăn cản việc hấp thu nước của gà, lâu ngày sẽ làm cho gà yếu sức do không hấp thu dinh dưỡng, chất khoáng, nước. Nếu như không chữa trị kịp thời sẽ làm cho gà bị chết.
Do gà bị bội thực
Khi người chăn nuôi cho gà ăn quá nhiều, thường xuyên thúc cho gà ăn nhiều bữa trong ngày không có kế hoạch sẽ dẫn tới việc gà bị bội thực. Việc ép ăn thường xuyên này thường diễn ra ở những trang trại nuôi gà lấy thịt với mong muốn đàn được tăng khối lượng cơ thể nhanh chóng.
Gà sẽ ăn thoải mái cả ngày lẫn đêm nên phần diều sau này cũng không thể trở về trạng thái bình thường được ngay vì đã bị dãn, phình ra. Vì vậy người chăn nuôi cần phải có kế hoạch phân chia thức ăn sao cho hiệu quả nhất và nhớ bổ sung thêm các chất vi khoáng để tiêu hóa nhanh chóng hơn nhé.
Ruột bị nghẽn lại
Những căn bệnh về đường ruột của gà cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn tới việc khó tiêu. Ví dụ như nghẽn ruột, các khối u trong ruột làm cho diều bị tắc nghẽn nhanh chóng. Vì vậy khi phát hiện thì nên kiểm soát lại thức ăn và điều trị ngay để tránh những hệ lụy về sau.
Cách chữa gà bị chướng diều đầy hơi
Có nhiều cách để chữa trị gà bị chướng diều do đó tùy theo nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo cách điều trị cho hiệu quả. Những cách thường dùng được trình bày ở nội dung bên dưới đây.
Trường hợp khi diều gà mềm
Khi quan sát phần diều căng của gà cảm giác mềm thì bạn được dùng men tiêu hóa để giúp cho thức ăn nhanh tiêu hóa hơn. Trong quá trình đó bổ sung thêm chất điện giải để thúc đẩy quá trình hấp thu chất trở lại bình thường.

Bạn nên theo dõi trong vòng từ 1 tới 2 ngày để xem thử triệu chứng có được cải thiện hay không. Nếu như không có nhiều cải thiện thì hãy tới quầy thú y gần nhất để chọn thuốc đặc trị tương ứng.
Trường hợp diều căng cứng
Đối với trường hợp mà bạn sờ vào khu vực diều thấy nó căng cứng thì cũng nên cho uống men tiêu hóa kết hợp chất điện giải. Còn về thức ăn cho gà thì bạn nên ngâm cho nó mềm trước khi cung cấp cho gà. Lưu ý việc bổ sung nước cho gà thường xuyên để giúp thức ăn không bị vón cục lại nhiều.
Kết hợp thêm xoa bóp diều cũng hỗ trợ việc trị bệnh chướng ở gà hiệu quả. Việc xoa bóp sẽ giúp cho máu lưu thông, thức ăn nếu có vón cục cũng sẽ được chia nhỏ ra, nhanh tiêu hơn. Lúc này thức ăn sẽ được phân hủy dễ dàng trả lại hoạt động tiêu hóa bình thường cho chúng.
Cách chữa trị dân gian
Trong dân gian thì việc chữa trị gà khi bị chướng diều thường dùng tới tỏi hoặc gừng giã nhỏ. Vị thuốc thiên nhiên này chứa hàm lượng lớn kháng sinh và tính ấm nóng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa các căn bệnh cảm cúm. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải để tránh việc gà bị nóng quá nhé.
Phòng bệnh gà bị chướng diều – Chướng bụng sao cho hiệu quả
Căn bệnh này dễ gặp ở bất kỳ đàn gà ở độ tuổi nào cho nên bạn cần quan sát chúng thường xuyên và tìm cách phòng chống. Vậy thì để phòng bệnh gà bị chướng diều thì bạn cần chú ý tới các điểm như sau.
Chú ý nguồn thức ăn cho gà trong ngày

Người chăn nuôi cần phân chia lượng thức ăn một cách hiệu quả giữa các buổi trong ngày. Đảm bảo sao cho gà vẫn được cung cấp thức ăn đủ để phát triển và có thời gian tiêu hóa kịp thời. Các thức ăn quá hạn bị đóng rắn thì nên bỏ ngay vì chúng sẽ không tiêu hóa được ở trong cơ thể của gà.
Cân bằng chế độ nước uống
Để quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng thì nước uống là điều mà bạn không thể nào bỏ qua được. Mỗi ngày bạn cần thêm đủ lượng nước trung bình cho mỗi con gà ở trong đàn, nhất là vào những ngày hè thì nước là điều không thể thiếu.
Bổ sung vitamin
Các loại vitamin và men tiêu hóa được các quầy thú y bày bán để cho bà con kết hợp sử dụng cho đàn gà. Điều này không chỉ bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ mà còn giúp cho lượng thức ăn đưa vào cơ thể được hấp thu dễ dàng hơn.
Cho gà ăn kèm rau và chất xơ

Với các dòng gà chọi thì càng nên chú ý về hàm lượng rau và xơ trong mỗi bữa ăn của chúng. Tuy nhiên bạn cần tính toán lượng rau một cách hiệu quả để cân bằng với các dưỡng chất khác.
Lưu ý chọn những loại rau có tính mát để tránh việc ăn chất xơ nhưng lại dư axit trong diều gà nhé. Các loại rau thường được ưa dùng ví dụ như rau muống, bèo, rau lang…
Lời kết
Việc phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh cho nên người nuôi cần quan sát kỹ đàn gà để tránh gà bị chướng diều. Những cách chữa trị mà SV138 nói trên đã được nhiều bà con sử dụng hiệu quả do đó anh em hãy yên tâm áp dụng khi gà có biểu hiện bệnh nhé.
Chúc cho anh em chăn nuôi hiệu quả và có được những chú chiến kê khỏe mạnh nhất nhé.