Ở Việt Nam, thú chơi gà chọi đã xuất hiện từ rất lâu và thu hút một lượng đông đảo người hưởng ứng. Tuy nhiên, xem tướng gà chọi sao cho khoẻ mạnh, “chuẩn không cần chỉnh” là một câu hỏi rất hóc búa đối với nhiều người chơi đá gà chưa sành. Bài viết sau đây sau đây sẽ tiết lộ cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng, giúp bạn thêm phần tự tin, chơi đâu thắng đó.
Bóng gà chọi là gì?
Gà chọi hay còn gọi là gà đá. Đây là một trong những giống gà có tính cách cực kỳ hiếu chiến, thường được nuôi để phục vụ cho mục đích chọi, đá. Ở Việt Nam, gà cựa thường được phía Nam nuôi nhiều con gà đòn thường được nuôi ở khu vực phía Bắc.
Bắt “bóng” gà chọi được hiểu là một tiếng lóng. Bóng dựa trên nhiều yếu tố, ngũ hành, tâm linh, dang vẻ và ngày hoàng đạo. Cơ bản được hiểu là như thế, để hiểu chi tiết hơn các bạn cần xem qua bài viết dưới đây của SV138.
Những cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng
Cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng là một trong những vấn đề mà người chơi gà rất quan tâm. Những con gà dù chưa đá một trận nào cũng có thể dựa qua tướng mạo để phân biệt. Anh em và các bạn nên lưu ý hình thức bắt bóng gà đá này được áp dụng ở các nước phương Đông đặc biệt tại VN chúng ta và đối với đá gà cựa sắt. Còn đối với đá gà cựa dao thì chúng tôi không khuyến nghị.
Cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng bằng đầu
Đối với những người sành gà, họ thường chọn gà theo nguyên tắc “Nhất thủ, nhì vĩ, tam hình, tứ túc”. Đối với gà chọi, tính cách, bản lĩnh của chúng thường phụ thuộc khá nhiều vào bộ phần đầu. Đầu cùng với dáng và đuôi tương xứng sẽ tạo nên một chiến kê lý tưởng. Sau đây là một số phần đầu mà các sư kê có thể cân nhắc:
- Bề ngang rộng: Được coi là loại gà lì đòn dù khá chậm chạp. Trong các trận đấu, loại gà này thường tấn công đối thủ không hiệu quả nhưng hứng chịu đòn tốt.
- Đầu gà hẹp, mắt hơi lồi: Là loại gà khá nhát và thường có xu hướng bỏ chạy khi phải đối diện với đối thủ.
- Đầu vuông, không hẹp, mặt sâu và nền nổi mặt tròn: Khả năng chịu đòn tốt lại còn ra đòn khá nhanh chóng và linh hoạt trong chiến đấu.
Bắt bóng gà chọi qua bó đuôi
Một trong những cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng mà nhiều người ưng nhất chính là việc xem bó đuôi. Bó đuôi giúp người chơi gà đoán ra được lối gà (hay hoặc dở), gà nhiều lối (sở trường) hay gà đơn lối. Để khẳng định lối gà thì phải nhìn nhận bó đuôi kết hợp thêm với dáng đứng, thế cần, mặt, mỏ và nhiều yếu tố khác nữa.
Đuôi gà là bộ phận giúp gà giữ thăng bằng khi tham gia thi đấu. Nhất là khi gà tấn công hay né đòn đối thủ thì việc giữ thăng bằng rất quan trọng. Nếu không bị ngã, gà có thể lợi dụng sơ hở của đối thủ để phản đòn.
Gà có lông đuôi nhiều, dài chạm đất và cong xuống (phụng vĩ) được coi là gà đá hay. Gà có đặc điểm mô tả như trên thường khá hiếu chiến, sung và đá dai sức. Nếu đuôi gà mỏng và ngắn thì khi đá nạp (xạ) sé gặp nhiều khó khăn.
Gà có một vài cọng lông đuôi cong (phản vĩ) thì thường được coi là gà tài với lối đá hay, độc đáo và hiểm hóc. Ngoài ra, gà có lông xếp dáng như dây thép nhỏ mọc ở cánh hoặc đuôi là loại gà được xem như linh kê vì sở hữu biệt tài, đá rất may độ.
Bắt bóng gà chọi qua hình dáng
Dáng gà quyết định gà hay đến các chiêu thức, lối ra chiêu của gà rất nhiều. Đối với gà chọi, có hai dáng chính mà qua đó có thể biết được cách đánh của gà:
- Dáng giọt mưa: Gà có dáng đứng như giọt mưa thường là loại gà được ưa chuộng vì đẹp. Gà đứng rất thẳng, hiên ngang và dựng lên giống giọt nước, có thể dễ dàng quan sát đối thủ từ trên cao. Gà dáng giọt mưa thường là gà đi trên.
Gà đi trên có lối đấu luôn dựng người lên chứ không chui luồn xuống dưới đối thủ. Dân chơi gà sành thường gọi đây là gà tiền đạo, gà tấn công bởi ra sới thường nó sẽ chấp đối thủ.
- Dáng đòn cân: là gà khi đứng, lưng thường nằm ngang so với mặt đất. Khi thi đấu, gà này sẽ thấp hơn đối thủ và thường chui luồn, rúc ở dưới và đá lên qua hốc cánh. Khi ra sới, gà này thường ở cửa dưới, bị chấp vì rất hay thường bị đá, khó khăn lắm mới ngoi lên đá được một cái.
Cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng bằng chân và vảy
Gà chọi đá hay thường có đặc điểm là bàn chân rộng, đế mỏng, cựa đóng sát cụm bàn ngón. Nếu chân vảy phải mỏng thì đánh nhanh, chân vuông sắc cạnh vảy dày và khô như chân gà chết thì đánh hay. Đặc biệt cực lục đinh thì không nên chọn vì cấu tạo như thế dễ khiến gà mất đi 1 đòn đánh thâm hiểm.
Sau khi đã xem chân, người sành gà lại bắt đầu bàn tới chuyện vảy gà. Vảy gà là yếu tố quan trọng hàng đầu để biết cách đá của của một con gà chọi (đá đất, đá chân hay đá vòng…). Một số vảy gà mà những người sành gợi ý đó là:
Vảy án thiên
Là vảy lớn nằm phía sát đầu gối và là miếng vảy nằm ở vị trí cao nhất trên chân gà. Nếu chiến kê có loại vảy này thì chứng tỏ nó rất có sức bền, có thể tránh đòn lợi hại và ra phản đòn cực kỳ chuẩn xác.
Vảy phủ địa
Giống như vảy án thiên nhưng khác vị trí. Vảy này thường nằm dưới cựa và nằm sát đầu ngón chân. Chiến kê nào có vảy này thì rất tinh nhanh và cựa địch khó có thể xuyên thấu vào được.
Vảy vấn cán
Giống với hai loại vảy tốt ở trên nhưng nếu vảy nằm ở trên cựa hay có từ bốn vảy trở lên ở sát đầu gối thì gà không tinh. Ngược lại, nếu như 3 vảy nằm sát đầu gối thì con gà đó ắt hẳn là một chiến binh dũng cảm.
Vảy độc giáp
Loại vảy cực to. Nếu vảy độc giáp nằm ngay trên cựa thì chú gà này rất hay. Ngược lại thì chỉ là loại gà tầm thường mà thôi.
Vảy liên giáp
Gồm hai miếng vảy bình thường, nằm ở hàng thứ tư tính từ đầu gối xuống. Vảy liên giáp gồm vảy kích biên (ngay cựa) và vảy liên giáp nội (ngay hàng quách/hàng nội). Những con gà có vảy liên giáp là những con bạn nên sử dụng trong thi đấu.
Vảy đại giáp
Gồm 3 miếng vảy bình thường kết dính với nhau. Vảy đại giáp có hai loại là đại giáp ngoại (nằm ở hàng thành) hay đại giáp nội (nằm ở hàng quách). Nếu gà sở hữu loại vảy này thì nó có khả năng đâm đòn rất dữ.
Vảy hàm long
Là loại vảy có lỗ hổng chia vảy thành hai phần không bằng nhau. Khi gà chọi có vảy hàm long thì nó có những đòn thế thâm độc có thể hạ ‘nốc ao’ đối thủ trong bất kỳ trận đấu nào.
Vảy giáp vy đao
Vảy nối tiếp của ba vảy trở lên, nằm ở hàng quách (hàng nội) và có hình dáng nhọn giống như một chiếc mũi dao, chĩa trực tiếp vào cựa gà. Nếu có loại vảy này thì gà có khả năng ra đòn nhanh tới tấp khiến đối đỡ không kịp.
Vảy linh giáp tử
Gà nào có loại vảy này thì được xem như là thần kê. Trong bất kỳ trận đấu nào, một khi nó quyết định nhảy chân thì đối thủ chỉ có đường rút lui và chọn thua cuộc. Nếu không rút lui thì có thể phải mang tất suốt đời.
Cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng bằng Mỏ
Đây chính là vũ khí chiến đấu chính của mọi chú gà gọi. Vì thế, để chọn được gà có chất lượng như ý thì không bao giờ được bỏ qua đặc điểm của bộ phận này. Dưới đây là các loại mỏ gà mà trong bài viết phổ biến:
- Mỏ ba lá hay mỏ hình tam giác: là loại mỏ gà được đánh giá cao bởi độ cứng và sự mạnh mẽ.
- Mỏ sẻ: dù khá ngắn nhưng tạo ra vết mổ cực mạnh trong chiến đấu.
- Mỏ vẹo: mổ nhanh như cắt, khiến đối thủ bị hạ gục một cách nhanh chóng trong các trận đấu.
Bên cạnh đó, một số loại mỏ không được đánh giá cao gồm:
- Mỏ quắm: đầu mỏ nhỏ, hơi quắp, trông khá dữ nhưng ưa gảy nhiều hơn là chiến đấu.
- Mỏ cụt: trông to khoẻ nhưng khá chậm chạp và lực mổ rất yếu.
Lời kết
Hi vọng sau khi đã xem qua bài viết thì các bạn sẽ biết cách chọn gà chọi hay qua bắt bóng. Hãy mau chóng lựa chọn cho mình một chú gà chiến nhất có thể để cùng đồng hành trong mọi trận đấu nhé. Chúc bạn thắng lợi!